Trade marketing là gì? Cách xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả

Linh Chi
24 Tháng 2, 2023
964
Ở Việt Nam hiện nay, Trade Marketing là một bộ phận còn tương đối mới mẻ, dường như chỉ xuất hiện ở các ngành hàng tiêu dùng nhanh. Khác với các phương thức marketing truyền thống là nhắm vào người tiêu dùng thì Trade Marketing lại hướng đến các nhà bán lẻ. Tuy xuất hiện sau so với nhiều hình thức Marketing khác nhưng Trade Marketing lại có sức hút với nhiều bạn trẻ muốn tìm hiểu và theo đuổi.
Ở Việt Nam hiện nay, Trade Marketing là một bộ phận còn tương đối mới mẻ, dường như chỉ xuất hiện ở các ngành hàng tiêu dùng nhanh. Khác với các phương thức marketing truyền thống là nhắm vào người tiêu dùng thì Trade Marketing lại hướng đến các nhà bán lẻ. Tuy xuất hiện sau so với nhiều hình thức Marketing khác nhưng Trade Marketing lại có sức hút với nhiều bạn trẻ muốn tìm hiểu và theo đuổi.
Để hiểu rõ hơn về Trade Marketing là gì cũng như cách xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất thì bạn đọc đừng bỏ lỡ những thông tin mà Onfluencer cập nhật dưới đây nhé.

Tìm hiểu khái niệm Trade Marketing là gì?

Nếu các chiến lược tiếp thị thông thường nhắm đến khách hàng mục tiêu qua các kênh truyền thông thì Trade marketing lại lấy người tiêu dùng và điểm bán làm trung tâm.
Trade marketing hay Marketing tại điểm bán được hiểu là một bộ phận trung gian giữa Sales và Marketing. Bộ phận này có chức năng triển khai các hoạt động, chiến lược và quảng bá thương hiệu với kênh phân phối tại điểm bán. Trong đó, thông qua việc tối ưu hóa trải nghiệm người mua hàng và nhà bán lẻ để đem về doanh số và lợi nhuận.
Công việc của Trade marketing chính là tập trung vào nghiên cứu và thực hiện những giải pháp để cho khách hàng tiếp cận và có những cảm nhận tốt về sản phẩm của doanh nghiệp tại các điểm bán lẻ, siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại. Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là việc làm sao giúp các nhà bán lẻ, nhà phân phối hứng thú với sản phẩm của bạn, còn người tiêu dùng thì sẽ thấy ngay sản phẩm đo trong quá trình mua sắm.

Vai trò của Trade Marketing trong các chiến lược tiếp thị

Ở hình thức này cần triển khai một số những nhiệm vụ nhất định. Cụ thể là:
Đầu tiên khá giống với nhiệm vụ và hoạt động của các hình thức tiếp thị nói chung chính là nghiên cứu và phát triển những phương án tối ưu hóa, các chiến lược tiếp thị bắt kịp xu thế, phù hợp với định hướng của thương hiệu và thông điệp của dịch vụ/ sản phẩm.
Thứ 2, Trade Marketing được xem là bộ phận nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu bền vùng, ngày càng đi xa hơn trên thị trường. Nhiệm vụ của bọ phận này chính là cầu nối linh hoạt, chủ động giữa bộ phận phát triển sản phẩm và người mua.
Thứ 3, đây là nhiệm vụ cốt lõi của Trade Marketing, nó giúp duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng để các khách hàng tiềm năng gắn bó lâu dài hơn với thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp.
Cuối cùng, Trade Marketing cần liên tục sáng tạo và cập nhật kịp thời được tình hình, thậm chí phải đón đầu xu hướng, bổ sung các chương trình mới để tối ưu việc tiêu thụ sản phẩm tại các điểm bán.

Đánh giá về ưu – nhược điểm của Trade marketing

+ Về ưu điểm:
Đây được xem là phương pháp tiếp thị chính và lâu đời, là lựa chọn tối ưu của rất nhiều thương hiệu và nó đem đến nhiều ưu điểm như:
Tăng sự xuất hiện của sản phẩm trên thị trường
Trade marketing giúp gia tăng sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường, lúc này các sản phẩm sẽ được bán cho nhà bán lẻ, nhà phân phối tại nhiều khu vực. Khách hàng của các nhà bán lẻ này họ dành sự tin tưởng ở những cửa hàng bán lẻ lâu năm. Chính vì vậy họ sẽ tin tưởng vào lời đề nghị mua hàng tại điểm bán.
Gia tăng về lợi thế cạnh tranh
Tiếp thị thương mại giúp doanh nghiệp có được ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp cung cấp lợi ích phù hợp cho người bán, họ sẽ tiếp thị sản phẩm của bạn đến người tiêu dùng thay vì sản phẩm của đối thủ. Doanh nghiệp có thể yêu cầu nhà bán trưng bày hình ảnh, sản phẩm trong cửa hàng.
Bảo đảm sự phát triển bền vững
Thông qua Trade Marketing, các nhãn hàng có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các cửa hàng bán lẻ, các đại lý phân phối. Nhờ vậy giúp gia tăng hiệu quả phát triển vững chắc cho doanh nghiệp.
Cải thiện hơn về khả năng tiếp cận
Tiếp thị thương mại là cách nhanh chóng để tiếp cận khách hàng ở khu vực nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa, nơi mà người tiêu dùng khó có thể mua các mặt hàng được quảng bá trên truyền hình. Nếu doanh nghiệp tìm được nhà bán lẻ ở khu vực này có thể gia tăng số lượng khách hàng và cải thiện về độ tiếp cận sản phẩm.
Thích hợp với cả công ty nhỏ và lớn
Phương pháp tiếp thị thương mại phù hợp với những công ty non trẻ, các startup hay cả những doanh nghiệp đã có tên tuổi. Trade Marketing còn đem đến rất nhiều ưu điểm như: lợi nhuận ổn định, phù hợp với nhiều sản phẩm tiêu dùng…
+ Hạn chế của Trade marketing
Tiếp thị thương mại còn có một số hạn chế như:
Tỷ lệ phân chia lợi nhuận cao
Muốn nhà bán lẻ sẵn sàng quảng bá cho sản phẩm thì doanh nghiệp phải đem đến cho họ lợi nhuận về giá. Điều này khiến các đơn vị phải áp chiết khấu lớn, bỏ ra lợi nhuận kha khá.
Ít tiếp xúc với người mua hàng trực tiếp
Cách bán hàng qua Trade Marketing này sẽ hạn chế doanh nghiệp không thể tiếp xúc với khách hàng một cách trực tiếp. Bạn không thể hiểu rõ về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, phải dựa vào nhà bán lẻ để khai thác thông tin này.
+ Lợi tức đầu tư thấp hơn so với các hình thức tiếp thị khác
Trade Marketing tập trung vào nhà bán lẻ riêng lẻ, không giống với những hình thức tiếp thị khác là tập trung vào khách hàng Hơn nữa, trong tiếp thị thương mại, doanh nghiệp phải chiết khấu giá lớn cho người bán, làm giảm tỷ suất lợi nhuận.

Các đối tượng chính trong chiến dịch Trade Marketing

Vậy bạn có biết về các đối tượng liên quan trực tiếp và gián tiếp của hình thức trade marketing là gì? Sau đây là mối liên hệ giữa những đối tượng mục tiêu:
Người tiêu dùng – consumer
Trong trade marketing, người tiêu dùng là đối tượng sử dụng sản phẩm trực tiếp. Đó có thể là người mua hàng hoặc không. Vì người mua hàng có khi chỉ đơn giản là người mua giúp theo nhu cầu của gia đình chứ không dùng sản phẩm đó. Còn người tiêu dùng mới là đối tượng cuối cùng sử dụng dịch vụ được mua.
Người mua hàng – shopper
Đây là người đưa ra quyết định cuối cùng có mua sản phẩm của hương hiệu hay không. Tương tự, người mua hàng cũng có thể là người tiêu dùng hoặc không. Nếu như người tiêu dùng là đối tượng sử dụng sản phẩm thì người mua hàng là đối tượng chính quyết định mua sản phẩm đó.
Và đây là lúc trade marketing thể hiện khả năng để thuyết phục khách hàng móc “hầu bao”. Nhờ các hoạt động tiếp thị thương mại mà khách sẽ quyết định chi trả để được sở hữu mặt hàng đó.

Tư vấn cách xây dựng một chiến lược trade marketing

Một chiến lược tiếp thị thương mại thường được triển khai với một số những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Phân tích về thị trường

Đánh giá về thị trường mà bạn muốn tham gia là bước quan trọng và cần thiết để triển khai các chiến dịch Trade marketing. Để nghiên cứu thị trường hiệu quả bạn cần hiểu những điều sau:
+ Các nhu cầu của các khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến.
+ Đối thủ cạnh tranh là ai, các sản phẩm của họ như thế nào. Những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch và định giá cho các sản phẩm của mình.
+ Các cơ hội kinh doanh hiện tại có thể áp dụng cho doanh nghiệp.

Bước 2: Nắm được xu hướng thị trường hiện tại

Bạn cần hiểu về hành vi mua hàng của các khách hàng mục tiêu và thêm vào các cải tiến của mình để sản phẩm thêm ấn tượng hơn. Bước này là điều cực kỳ quan trọng mà doanh nghiệp không được bỏ qua bởi nó sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ thất bại.

Bước 3: Tiến hành phát triển sản phẩm

Khi đã có đủ thông tin về thị trường mà bạn muốn tham gia và cơ hội của mình thì hãy thiết kế và xây dựng các sản phẩm sẽ bán ra thị trường. Hãy đảm bảo sản phẩm không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dùng mà còn phải là sự lựa chọn tốt nhất.
Việc thiết kế sản phẩm gồm cả định hình và bao bì cho sản phẩm. Bên cạnh đó chọn màu sắc và hình dáng cũng góp phần giúp sản phẩm thu hút và nổi bật hơn.

Bước 4: Xây dựng về thương hiệu

Tên thương hiệu là yếu tố quan trọng, minh chứng là đã có nhiều doanh nghiệp bỏ ra hàng triệu đô để có tên thương hiệu và tagline thích hợp. Người bán lẻ sẽ muốn giữ các sản phẩm của bạn trong cửa hàng nếu đây là một thương hiệu nổi bật. Hơn thế nữa, nhiều khách hàng cũng mua sản phẩm dựa trên hình ảnh thương hiệu.

Bước 5: Chuẩn bị định vị hàng hóa/ sản phẩm

Lên kế hoạch và tính toán kỹ càng khi đưa ra những ưu đãi đến các nhà bán, điều này không chỉ khuyến khích các đối tác mua hàng mà còn giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận tối đa.

Bước 6: Lên danh mục quảng cáo

Để tiếp thị hiệu quả thì doanh nghiệp cần có chiến lược quảng bá phù hợp cho các sản phẩm để có thêm nhiều khách hàng biết đến nó. Việc này không chỉ là cố gắng để thuyết phục các nhà bán lẻ để giữ sản phẩm của bạn trong cửa hàng mà giới thiệu nó đến các khách hàng mục tiêu.

Bước 7: Thực thi kế hoạch

Bước cuối cùng của quy trình trade marketing chính là triển khai các công việc, lúc này doanh nghiệp cần kiên nhẫn và đợi các dự án mang lại hiệu quả. Liên tục theo dõi, đánh giá và điều chỉnh chiến lược để tối ưu kết quả đạt được.
Đến đây bạn đọc đã hiểu hơn về Trade marketing là gì cùng với cách để xây dựng cho mình một chiếc lược Trade marketing được tối ưu nhất. Còn cần được tư vấn thêm thông tin nào khác về các giải pháp tiếp thị quảng cáo hãy liên hệ đến Onfluencer để được nhân viên hỗ trợ nhé.
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded.