Quy trình thiết kế chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả

Linh Chi
24 Tháng 2, 2023
1,556
Influencer Marketing về bản chất cũng giống như các campaign thông thường, trong đó những người ảnh hưởng sẽ đảm nhận nhiệm vụ là một kênh truyền thông của chiến dịch. Ở Việt Nam, hình thức tiếp thị này phát triển vượt bậc và đã có những tác động lớn đến ngành công nghiệp quảng cáo giúp nhãn hàng đột phá về doanh thu. Vì thế mà hiện nay các thương hiệu dành sự quan tâm đặc biệt đến việc triển khai chiến dịch này.
Để đạt được hiệu quả thì việc thiết kế chiến dịch chính là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của nhãn hàng. Vậy quy trình thiết kế như thế nào hãy cùng Onfluencer tìm hiểu ngay ở bài viết sau đây nhé.

Bước 1: Campaign Creation

Đây là bước đầu tiên trong quy trình thiết kế Influencer Marketing, xoay quanh các thông tin, kế hoạch chung dành cho cả chiến dịch tiếp thị. Sau đó chuyển hóa sang một dự án cụ thể.
Nếu bạn là những Agency, trước tiên, bạn cần nắm được những thông tin tổng quan trong Campaign Brief (sản phẩm/ dịch vụ, bối cảnh, mục tiêu, Target, Big Idea, Key Message…). Từ đó, sẽ hiểu về các yêu cầu về vai trò và nội dung để lên Brief.
Một Influencer Brief sẽ bao gồm 3 nội dung lớn: What (Influencer cần làm gì?), How (Influencer sẽ triển khai thế nào?) và KPI (g chỉ tiêu mà Influencer cần đạt được).
Phần quan trọng nhất chính là KPI sẽ xuất phát từ chính mục tiêu truyền thông trong Campaign Brief của chiến dịch. Nhìn chung, Influencer KPI sẽ gồm hai nhóm mục tiêu là:
Output: Các thỏa thuận công việc giữa nhãn hàng và Influencer, cụ thể hơn là số lượng nội dung, thời gian đăng tải, sự kiện cần tham dự, thông điệp cần truyền tải…
Outcome: Kết quả thu được của những nội dung mà Influencer tạo nên: nhận biết, tương tác, hành động…
Thương hiệu cần làm rõ KPI với Influencer để họ có thể sáng tạo nên những nội dung tương phù hợp nhất với mục tiêu.

Bước 2: Influencer Selection

Lựa chọn Influencer thích hợp với mục tiêu và ngân sách là bước quan trọng mà bạn cần lưu ý khi thiết kế Influencer Marketing. Để tránh trường hợp lựa chọn người ảnh hưởng theo cảm tính, trước tiên tương hiệu hãy sàng lọc Influencer với tiêu chí 3R, bao gồm:
Target Audience Relevance: Sự phù hợp về nhân khẩu học giữa những fan hâm mộ hay người theo dõi Influencer và khách hàng mục tiêu của thương hiệu.
Personality Relevance: Sự phù hợp mặt hình ảnh cá nhân, phong cách của Influencer với hình ảnh sản phẩm và thương hiệu.
Content Relevance: Sự phù hợp giữa quan điểm nội dung do Influencer xây dựng và định hướng thông điệp mà nhãn hàng muốn truyền tải.
Tiếp đến tiêu chí thứ hai chính là ngân sách, thương hiệu cần cân bằng số lượng, vai trò giữa các Influencer để vừa tối ưu chi phí vừa đảm bảo đạt được hiệu quả.
Một chiến dịch Influencer Marketing thường sẽ chọn 1 đại sứ, 2 – 3 Influencer sáng tạo nội dung và lan tỏa thông điệp. Vì quá nhiều đại sứ sẽ khiến người xem bối rối về hình ảnh hoặc quá nhiều Influencer có thể khiến thông điệp lan man.

Bước 3: Content Co-Creation

Sáng tạo nội dung không phải chỉ là chia sẻ nội dung của nhãn hàng mà Co-creation ở đây có nghĩa là đồng sáng tạo ra những nội dung hấp dẫn, hoặc ít nhất là biến các thông điệp quảng cáo trở thành câu chuyện của chính những Influencers dựa theo phong cách riêng của họ. Có ba yếu tố nhãn hàng cần lưu ý trong quá trình cùng Influencer đồng sáng tạo nội dung:
+ Content Format:
Chia sẻ hình ảnh hoặc link: dạng nội dung này đơn giản, thông dụng, việc thảo luận và phê duyệt cũng nhanh chóng, nhưng độ tương tác không cao.
Chụp hình sản phẩm:M lựa chọn được nhiều nhãn hàng ưa thích vì khả năng tương tác khá ổn định. Định dạng này thường đi cùng với bài đánh giá, quan điểm.
Video Content: Ở đây là các video do chính các Influencer tự quay và biên tập.
Livestream: Hình thức này khá phổ biến, tạo ra tương tác trực tiếp giữa thương hiệu, Influencers và fan hâm mộ.
+ Trách nhiệm của Influencer:
Đại diện hình ảnh: Influencer sẽ tham gia vào những event của nhãn hàng hoặc xuất hiện trên quảng cáo, mẫu mã sản phẩm…
Sáng tạo nội dung: Influencer sẽ xây dựng các loại nội dung (viết bài, chụp ảnh, video…) xoay quanh thông điệp chính của chiến dịch.
Chia sẻ: Bao gồm những post cần chia sẻ, số lượng chữ trong post, số lượng kênh chia sẻ.
+ Tùy chỉnh linh hoạt thông điệp:
Từ thông điệp quảng cáo mà nhãn hàng đưa ra, Influencer sẽ chuyển thể thành thông điệp riêng cho đúng với phong cách của mình và phù hợp với nhóm followers. Đương nhiên vẫn cần đảm bảo đạt được mục tiêu.

Bước 4: Content Distribution & Delivery

Sau khi đã thống nhất những thỏa thuận công việc với Influencer bạn cần lên kế hoạch phân phối những thông dụng này. Có hai kênh phân phối chính là:
Kênh Online: Những kênh social của Influencer (như Facebook, Instagram, YouTube…) hoặc các trang báo điện tử, diễn đàn.
Kênh Offline: Tham dự talkshow, event, chụp hình sản phẩm, giao lưu với fan…
Kế hoạch đăng tải nội dung trên kênh Online nên có sự đảm bảo về platform, thời gian, công cụ, cũng như tần suất cụ thể. Với kênh Offline, thời gian là yếu tố cần lưu ý vì lịch trình của những Influencer có thể thay đổi linh hoạt. Vì vậy, các nhãn hàng sẽ cần cụ thể hoá những nội dung này bằng văn bản để tránh những tranh cãi không đáng có.
Ngoài ra, việc giải đáp thắc mắc cho những người tương tác cũng là vấn đề đáng lưu ý và cần thống nhất với các Influencer. Tốt nhất là nhãn hàng nên có những tài liệu hướng dẫn chi tiết về cách tương tác, trả lời và nội dung được phép chia sẻ cho các Influencer nắm được.

Bước 5: Measurement

Đo lường là một cuối cùng trong thiết kế Influencer Marketing, liên quan chặt chẽ đến mục tiêu đã đặt ra ban đầu. Việc đo lường sẽ có 3 nhóm: output, outcome và mục tiêu.
Output: Là số lượng nội dung đã thống nhất với Influencers để đăng tải hay đồng sáng tạo. Có thể kiểm tra bởi nội bộ agency, thông qua thời gian làm việc với Influencers để theo dõi tiến độ.
Outcome: Là những đánh giá đánh giá cơ bản về hiệu quả của các nội dung Influencer đã đăng tải như: nhận biết, tương tác, hành động... Sâu hơn nữa là so sánh tỷ lệ Paid Media và Earned Media và để đánh giá về khả năng thu hút và lan tỏa nội dung.
Mục tiêu truyền thông: Các chỉ số trong mục tiêu được đo lường trong các báo cáo Brand Health Tracking và Social Listening mà nhãn hàng thực hiện.
Có thể nói Influencer Marketing đang được xem là một xu hướng mới phát triển mạnh mẽ trong một vài năm trở lại đây trên các nền tảng mạng xã hội. Việc triển khai chiến lược này đem đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để có thêm nhiều hơn những thông tin khác về hình thức tiếp thị này hãy theo dõi thêm tại Onfluencer nhé.
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded.