Campaign là gì? Các bước tạo chiến dịch campaign siêu chất
Campaign là một thuật ngữ chỉ các chiến dịch trong một dự án tiếp thị, truyền thông. Trong một dự án lớn có thể có nhiều chiến dịch, mỗi chiến dịch sẽ giữ một vai trò nhất định.
Campaign là một thuật ngữ chỉ các chiến dịch trong một dự án tiếp thị, truyền thông. Trong một dự án lớn có thể có nhiều chiến dịch, mỗi chiến dịch sẽ giữ một vai trò nhất định. Marketing campaign được xem là chìa khóa để giúp phân biệt được một công ty có tốc độ phát triển nhanh hay trì trệ.
Trong Marketing, campaign chính là thuật ngữ mà các marketer nhắc đến rất nhiều. Vậy Campaign là gì hay làm thế nào để có được chiến dịch hiệu quả. Hãy cùng Onfluencer tìm hiểu ngay những thông tin có trong bài viết dưới đây nhé.
1. Khái niệm Campaign là gì?
Campaign – Chiến dịch, đây là một thuật ngữ thường được sử dụng trong marketing hay chạy quảng cáo các dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Chúng được triển khai thông qua rất nhiều hoạt động hay phương tiện truyền thông trong những khoảng thời gian cụ thể để thúc đẩy mục tiêu kinh doanh và đưa doanh nghiệp phát triển.
Các công ty có thể tiến hành nhiều chiến dịch trong cùng một dự án lớn. Và mỗi một chiến dịch sẽ lại có vai trò và khả năng giải quyết hiệu quả một vấn đề nhất định.
2. Vai trò nổi bật của Campaign là gì?
Bất cứ công ty nào muốn xây dựng một chiến dịch hiệu quả đều cần hiểu rõ vai trò và mục đích campaign trước khi thực thi. Vai trò chính của campaign đối với sự phát triển của doanh nghiệp đó là:
Giúp xây dựng các quy trình quảng cáo bám sát mục tiêu mua hàng, giúp đáp ứng nhu cầu và mong muốn về sản phẩm, dịch vụ.
Nâng cao giá trị các thương hiệu, khẳng định vị thế của doanh nghiệp và tạo nên sự khác biệt với các đối thủ trong cùng lĩnh vực.
Giúp các thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ có thể tiếp cận nhanh chóng với nhiều khách hàng tiềm năng, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ được dễ dàng hơn. Từ đó giúp giữ chân khách hàng cũ và thu hút được nhiều khách hàng mới để tăng doanh thu.
Xây dựng chiến lược tổng quát giúp đội ngũ marketing của doanh nghiệp dễ dàng quản lý và theo dõi tiến độ triển khai. Từ đó dễ dàng nhận ra được các vấn đề, có giải pháp chính sửa để tối ưu chiến dịch.
Số lượng công việc nhiều và yêu cầu phải có sự liên kết chặt chẽ của nhiều phòng ban, Campaign sẽ giúp cho các doanh nghiệp phân chia công việc cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận. Nhờ đó cải thiện hiệu suất công việc, giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả của chiến dịch.
3. Giới thiệu các loại Campaign Marketing phổ biến hiện nay
+ TVC Campaign
Đây là cụm từ viết tắt của Television Commercials, đây là một dạng quảng cáo bằng hình ảnh hoặc video để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc sự kiện của một thương hiệu nào đó. TVC thường có sự góp mặt của các Celebrity & KOL, chúng cũng được chiếu trên tivi là chủ yếu xen kẽ giữa các chương trình truyền hình hoặc phim ảnh.
+ Digital Marketing Campaign
Digital marketing được hiểu đơn giản là tiếp thị số, nó là một phần trong chiến dịch Marketing tổng thể. Hiện nay chi phí cho các hoạt động trên digital platform gần như chiếm phần lớn ngân sách của marketing tổng thể. Trong thời đại Digital Marketing 4.0, tiếp thị số đóng vai trò rất quan trọng. Lý do nó có được vị trí cao trong ngành là vì sự thay đổi thói quen của người dùng, họ “hiện diện” trên Internet gần như là cả ngày.
+ Advertising campaign
Loại này được hiểu là chiến dịch quảng cáo chia sẻ thông điệp, chủ đề tạo nên một truyền thông tiếp thị tích hợp. Chiến dịch này sử dụng những kênh truyền thông đa dạng trong cùng một khoảng thời gian cụ thể và nhằm thực hiện một mục tiêu xác định. Những mục tiêu thường là nâng cao nhận thức về nhãn hàng, thiết lập thương hiệu hay hợp tác hóa tỷ lệ chuyển đổi.
+ Creative Campaign
Chiến dịch sáng tạo là một chiến dịch cốt lõi của một Agency, phụ trách về nội dung. Thông thường thì những chiến dịch về sáng tạo có mặt trong tất cả các Campaign, và dù bạn có định chạy dạng nào đi nữa thì nội dung vẫn là rất cần thiết.
+ SEM Campaign
Đây là chiến dịch về truyền thông trên công cụ tìm kiếm, nó thường được chia thành các phần chính là SEO, Google Ads và Native Ads. Chiến dịch SEO - Google Ads thì đảm nhận công việc tối ưu vị trí hiển thị của website khi được tìm kiếm trên google. Còn Native Ads là việc hiển thị các banner quảng cáo trên đa số những web mà khách hàng mục tiêu đọc.
+ IMC campaign
IMC nổi lên như một chiến lược tối ưu cho các tổ chức để quản lý trải nghiệm của khách hàng trong thời đại công nghệ kỹ thuật số.
Các phương thức quảng cáo truyền thống như báo, bảng quảng cáo và tạp chí vẫn được sử dụng nhưng không đem đến nhiều tác dụng. IMC là làm cho quá trình tiếp thị liền mạch hơn, campaigns này kết hợp tất cả các khía cạnh của tiếp thị thành một tổng thể chặt chẽ nhất. Mục tiêu cuối cùng là truyền tải thông điệp thương hiệu đến người tiêu dùng một cách dễ dàng nhất.
+ Viral campaign
Chiến dịch lan truyền là một thuật ngữ phổ biến trong Marketing. Viral Campaign nằm trong chiến lược sử dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm. Tên của chiến dịch cũng thể hiện đây là cách truyền bá thông tin mà người dùng sẽ giới thiệu sản phẩm đến cho những người khác.
4. Tư vấn về 6 bước triển khai Marketing Campaign hiệu quả
Sau khi đã hiểu rõ Campaign là gì và các loại Campaign hiện nay thì hẳn các doanh nghiệp quan tâm đến cách để tạo nên chiến dịch thành công. Hãy cùng Onfluencer tìm hiểu về 6 bước tiến hành Marketing Campaign:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Bước đầu tiên cũng là nền tảng vững chắc để hỗ trợ cho các Campaign đi đúng hướng chính là nghiên cứu về thị trường. Nếu bạn không hiểu rõ thị trường mục tiêu đang thay đổi thế nào, xu hướng Campaign nào hot, đối thủ cạnh tranh là ai, khách hàng quan tâm điều gì… thì những gì “vẽ” trong Campaign sẽ bị lệch hướng và không đạt được kết quả như ý.
Một số câu hỏi bạn cần trả lời khi nghiên cứu thị trường mục tiêu đó là:
Dịch vụ và sản phẩm cần quảng cáo là gì?
Thị trường tiêu thụ tăng, giảm hay bão hòa?
Đối thủ cạnh tranh là ai? Các chiến dịch Marketing họ đang triển khai như thế nào?
Khách hàng mục tiêu mà nhãn hàng hướng đến đang quan tâm điều gì?
Sản phẩm/ dịch vụ có giải quyết được vấn đề của khách hàng không?
Bước 2: Đặt ra mục tiêu cần đạt được
Bạn cần xác định mục tiêu của Campaign để dễ dàng đưa ra các chiến lược thích hợp để đạt được kết quả tốt nhất, như: tăng độ nhận diện nhãn hàng, tăng tương tác hay tạo ra nhiều đơn hàng…
Yếu tố quan trọng nhất bạn nên quan tâm khi đặt ra mục tiêu chiến dịch là thời gian và mức KPI. Bạn nên cụ thể hóa những chỉ số này để đo lường mức độ thành công dễ dàng hơn.
Bước 3: Xác định về ngân sách
Ngân sách cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của Campaign. Nếu bạn đặt mục tiêu quá lớn nhưng ngân sách hạn hẹp thì dịch sẽ thất bại.
Vì thế hãy liệt kê các khoản chi phí liên quan đến chiến dịch và dự trù chi phí có thể phát sinh khi triển khai. Một vài chi phí cơ bản như là: book báo, thuê biển quảng cáo, thuê Agency, chi phí phỏng vấn, chi phí cho KOL…
Bước 4: Liệt kê những hoạt động sẽ thực hiện
Các thành viên trong team cần bàn bạc kỹ lưỡng và đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, sau đó leader sẽ thống nhất ý tiến và tập trung vào các hoạt động có khả năng thành công cao để tiến hành trong chiến dịch tiếp thị. Đây là công đoạn rất quan trọng, đòi hỏi tính sáng tạo và khác biệt để tạo dựng một Marketing Campaign ấn tượng, thu hút và có kết quả tốt.
Bước 5: Chọn thời gian chạy Campaign
Một Campaign thường sẽ có tổng thời gian để hoàn thành chung, thời gian tiến hành từng bước cụ thể. Điều này không làm ảnh hưởng đến tiến độ chiến dịch mà giúp các Marketer dễ dàng đánh giá mức độ thành công.
Bước 6: Đo lường chi tiết chiến dịch
Đây cũng là một bước quan trọng không thể thiếu sau khi triển khai Campaign. Việc đo lường kết quả sẽ giúp doanh nghiệp nắm được các điểm mạnh và điểm hạn chế để có những giải pháp khắc phục kịp thời. Thêm vào đó, các Marketer có thể rút được kinh nghiệm cho các chiến dịch Marketing sau được tốt hơn.
Trên thế giới hiện nay đã có nhiều chiến dịch marketing đạt được những thành công hơn mong đợi và được xem là thước đo chuẩn mực cho những chiến dịch sau. Chúng ta có thể điểm qua một số ví dụ như: Nike – You Can’t Stop Us, Spotify – Cosmic Playlists, Lay’s – Do Us a Flavor, Aflac – Aflac Duck hay Điện Máy Xanh…
Campaign marketing mang đến sức mạnh lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp, với một chiến dịch thành công, mức độ ảnh hưởng và lợi nhuận của các nhãn hàng là con số không tưởng. Mong rằng với thông tin mà Onfluencer chia sẻ về chủ đề Campaign Marketing, bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để xây dựng được chiến dịch hiệu quả.