Positioning là gì? Chiến lược định vị thương hiệu trong Marketing là gì?

Linh Chi
24 Tháng 2, 2023
5,925
Ngày nay, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn. Và để có thể đứng vững lâu dài thì các nhãn hàng đều cần tìm cách xây dựng chiến lược để khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Định vị thương hiệu là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng mà các thương hiệu cần xác định trong chiến lược phát triển kinh doanh.
Có thể nói brand positioning chính là chìa khóa vàng mà các doanh nghiệp cần quan tâm, nó thể hiện vị trí của doanh nghiệp trong tiềm thức lòng khách hàng, đồng thời còn giúp brand trở nên khác biệt hơn. Để hiểu rõ về Positioning là gì cũng như cách định vị thương hiệu hiệu quả nhất thì bạn đọc hãy cùng với Onfluencer tìm hiểu ngay những chia sẻ dưới đây nhé.

1. Positioning là gì? Định vị thương hiệu là gì?

Theo P.Kotler định nghĩa thì “định vị thương hiệu được hiểu là tập hợp những hoạt động được tiến hành với mục đích chính là tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu một vị trí xác định trong tiềm thức của khách hàng”. Còn theo Marc Filser “Đây chính là nỗ lực mang đến cho các sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào tâm trí của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà các doanh nghiệp muốn khách hàng nhớ đến khi nhìn thấy với thương hiệu của mình”.
Hiểu đơn giản, cũng giống như con người cần một vị thế trong xã hội để khẳng định bản thân và được tôn trọng thì thương hiệu cũng cần định vị để khẳng định sản phẩm và sức ảnh hưởng của thương hiệu với công đồng.
Brand positioning là vị trí lưu lại trong nhận thức của khách hàng, nó giúp thương hiệu trở nên khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được tiến hành thông qua những chiến lược marketing, giúp thương hiệu có được sự nổi bật. Việc định vị thương hiệu cần được hình thành từ quá trình trình thiết kế nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu.

2. Tại sao brand positioning lại cần thiết với các nhãn hàng

Định vị thương hiệu giúp cho các brand được nhiều khách hàng nhớ đến, vì thế mà việc xây dựng nên một kế hoạch brand positioning có vai trò rất quan trọng bởi nó giúp các nhãn hàng dễ dàng hơn trong việc kiểm soát hình ảnh và danh tiếng của thương hiệu.
Việc này cho phép một doanh nghiệp tạo được những điều khác biệt hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Và chính những sự khác biệt này giúp nhãn hàng nâng cao nhận thức về brand, truyền thông giá trị và lý giải cho việc định giá – tất cả đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thế nhưng không phải tất cả những chiến lược brand positioning đều giống nhau hoặc đều hướng đến cùng mục tiêu. Tùy thuộc vào sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của bạn mà việc định vị thương hiệu và lựa chọn cách để truyền tải thông điệp sẽ có sự khác nhau.
Qua đây chúng ta đã hiểu được định vị thương hiệu cần thiết như thế nào đối với doanh nghiệp. Nếu định vị thành công thì các khách hàng sẽ luôn nhớ đến doanh nghiệp của bạn.

3. Các chiến lược định vị thương hiệu thông dụng hiện nay

Để xây dựng thương hiệu tồn tại lâu dài thì các nhà kinh doanh cần có kế hoạch và lộ trình cụ thể. Dưới đây là một số loại brand positioning phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
+ Xây dựng chiến lược dựa trên tính năng
Tập trung vào tính năng sản phẩm là cách mà nhiều nhãn hàng trong lĩnh vực công nghệ sử dụng, đặc biệt là di động. Tuy nhiên, kế hoạch định vị này dễ dàng mất tác dụng khi xuất hiện các sản phẩm mới có tính năng cao cấp hơn. Đó chính là lý do các doanh nghiệp cần đổi mới sản phẩm liên tục để gia tăng sự cạnh tranh.
+ Dựa theo các mong ước
Hãy xây dựng kế hoạch định vị thương hiệu bằng việc khơi gợi nên những mong muốn của khách hàng. Một thương hiệu có được thông điệp quảng cáo rất ấn tượng bằng chiến lược này chính là KitKat.
+ Dựa trên chất lượng
Đây là một chiến lược bền bỉ và lâu dài, cũng là điều mà các doanh nghiệp cần giữ vững và không ngừng nâng cao. Tuy sẽ mất nhiều thời gian để khách hàng kiểm chứng nhưng khi đã định vị thành công thì thương hiệu chắc chắn trường tồn với thời gian.
+ Dựa trên những giá trị
Giá trị là những điều mà doanh nghiệp đem đến cho khách hàng bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Ví dụ như các thương hiệu thời trang nổi tiếng: Louis Vuitton, Chanel, Prada… ngoài việc đáp ứng nhu cầu mặc thì còn đem đến giá trị là đẳng cấp.
+ Xây dựng những giải pháp
Những doanh nghiệp dược phẩm đang khai thác hiệu quả chiến lược này, nhắc đến những vấn đề mà khách hàng gặp phải và đưa ra giải pháp bằng chính những sản phẩm của mình.
+ Dựa trên những trải nghiệm khi mua hàng
Doanh nghiệp có thể tự xây dựng nên hệ thống mua hàng riêng, khiến khách hàng cảm thấy được quan tâm đặc biệt. Mục tiêu chính là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
+ Chiến lược về các công dụng
Công dụng hay được hiểu chính là tính ứng dụng của sản phẩm, bạn nên sử dụng chiến lược này nếu sản  phẩm bạn cung cấp có tính ứng dụng cao. Đây được xem là một định vị an toàn và dễ dàng chiếm được sự tin tưởng của khách hàng.
+ Dựa vào các đối thủ
Nhiều hãng dầu gội đầu, bột giặt có một thời gian đánh giá cao kiểu chiến lược định vị thương hiệu này. Doanh nghiệp sẽ so sánh sản phẩm của mình với đối thủ để chứng minh được chất lượng vượt trội hơn. Nhưng lựa chọn cách định vị cần tiến hành tinh tế, tránh lạm dụng bởi có thể gây ra một hình ảnh xấu cho doanh nghiệp.
+ Chiến lược dựa theo những cảm xúc
Đánh mạnh vào cảm xúc khách hàng là một cách nhanh chóng để định vị thương hiệu, điều này mang đến sự gần gũi, thân thuộc với các khách hàng.
Với mỗi hoàn cảnh, điều kiện và các yếu tố khác nhau để các nhãn hàng có thể có thể lựa chọn những phương thức định vị thích hợp nhất.

4. Tư vấn các bước xây dựng định vị cho thương hiệu

Trước khi xác lập brand positioning, bạn cần phải hiểu rằng đây là quá trình dài, cần có một tầm nhìn xa để “đi trước đón đầu”. Quá trình định vị thương hiệu chưa bao giờ là đơn giản, đòi hỏi các nhà hoạch định phải hiểu thị trường và mục đích của từng chiến lược.
+ Nhận dạng người tiêu dùng mục tiêu
Bước đầu tiên trong định vị thương hiệu chính là xác định khách hàng mục tiêu. Họ là ai? Có nhu cầu như thế nào? Họ quan tâm đến điều gì? Hãy phác thảo một cách đầy đủ nhất về nhóm khách hàng mà thương hiệu đang nhắm đến. Điều này sẽ giúp thương hiệu đi đúng hướng trong quá trình định vị.
+ Phân tích về các đối thủ
Bạn cần biết đối thủ của mình là ai để có những giải pháp ứng phó. Cho nên, để định vị được thành công thì cần tìm hiểu kỹ càng về đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng cần phải nắm được về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả những nguy cơ của đối thủ và thị trường. Từ đó, chọn ra thị trường ngách để phát triển, tạo dấu ấn riêng biệt về hướng đi của brand.
+ Xác định cách thức định vị phù hợp
Có 9 chiến lược định vị thương hiệu mà chúng tôi đã nhắc đến, nhiệm vụ ở bước này là làm sao để có thể phát triển brand positioning khác biệt.  Từ cách giới thiệu sản phẩm, thiết kế bộ nhận diện cho đến nội dung quảng cáo, tất cả đều hướng đến mục đích cuối cùng là định vị thương hiệu.
Chọn lựa cách thức nào không quan trọng, quan trọng hơn là cách bạn triển khai như thế nào. Vì thế, chỉ cần xây dựng định hướng rõ ràng, có mục tiêu cụ thể thì định vị sẽ đạt được hiệu quả tốt.
+ Đặt thương hiệu của bạn lên sơ đồ định vị
Sơ đồ định vị có trục hoành và trục tung tương ứng với thuộc tính sản phẩm mà thương hiệu giới thiệu. Ví dụ, nếu một thương hiệu thời trang hướng đến hai giá trị chính là: sang trọng, phân khúc giá cao.
Các cá nhân tham gia brand positioning sẽ xác định vị trí của đối thủ, so sánh về điểm giống và khác nhau trong cách thức hoạt động. Từ đây để dễ dàng nhận ra được thị trường ngách, xác định vị trí tiềm năng của thương hiệu.
Vị trí thuận lợi nhất là vị trí vừa phát huy hết những sự khác biệt, vừa khoanh vùng được lĩnh vực mà thương hiệu hoạt động. Không nên chú tâm nhiều vào sự khác biệt mà quên mất rằng khách hàng cũng cần xác định brand đang hoạt động trong lĩnh vực nào.
+ Xây dựng chiến lược định vị
Sau những phân tích, nghiên cứu, doanh nghiệp cần cân nhắc 2 điều kiện dưới đây để đưa ra chiến lược định vị là:
+ Mức cầu dự kiến: Nếu doanh nghiệp có ngân sách lớn và muốn phủ sóng thị trường về giá thì chọn định vị trên thị phần lớn và lấy giá cả làm lợi thế. Còn nếu muốn tập trung thì doanh nghiệp nên đánh thẳng vào các phân khúc lớn các những thuộc tính phù hợp khác.
+ Mức độ cạnh tranh giữa sản phẩm: 2 thương hiệu cung cấp cùng 1 sản phẩm sẽ tạo nên những cảm nhận giống nhau trong tiềm thức người dùng nhưng có sự khác lạ về cách sử dụng. Vì vậy có thể định vị một thương hiệu khác với đối thủ dựa trên đặc tính này.
Nhìn chung, định vị thương hiệu được xem là đầu não trong các chiến lược, chỉ cần định vị sai, thương hiệu sẽ bị lu mờ trước đối thủ khác. Vậy nên hãy có những bước hoạch định chiến lược định vị thích hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Để có thêm nhiều hơn thông tin khác về Positioning là gì hãy theo dõi tại Onfluencer nhé.
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded.