Để một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ thì hiện nay các marketer cần phải chú trọng đặc biệt đến một loại chiến lược đặc biệt đó là: Chiến lược sản phẩm. Trong nội dung bài viết hôm nay, Onfluencer sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chiến lược sản phẩm là gì, cách để xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả dành cho các doanh nghiệp.
Để một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ thì hiện nay các marketer cần phải chú trọng đặc biệt đến một loại chiến lược đặc biệt đó là: Chiến lược sản phẩm. Trong nội dung bài viết hôm nay, Onfluencer sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chiến lược sản phẩm là gì, cách để xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả dành cho các doanh nghiệp.
Cùng khám phá ngay nhé!
1 Chiến lược sản phẩm là gì?
Hiểu đơn giản thì đây là một kế hoạch chi tiết – mô tả mục tiêu, định hướng phát triển mà một công ty, doanh nghiệp hy vọng đạt được với sản phẩm của mình và cũng là cách để họ xây dựng kế hoạch và thực hiện những điều đó.
Trong chiến lược này cần phải trả lời những câu hỏi trọng tâm như:
+ Sản phẩm này đáp ứng cho đối tượng nào?
+ Lợi ích sản phẩm đem đến là gì?
+ Mục tiêu của doanh nghiệp đối với sản phẩm trong vòng đời của nó?
Xác định đối tượng mong muốn và nắm rõ mục tiêu chính là cách giúp các công ty xây dựng được một chiến lược sản phẩm đúng đắn và đem đến hiệu quả cao.
Có thể nói, chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng mà tất cả những người mà marketing đều cần chú trọng. Bởi đây là chiến lược có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển cũng như khả năng tồn tài của doanh nghiệp.
2 Những vai trò nổi bật của chiến lược sản phẩm
Sản phẩm chính là “vũ khí” cạnh tranh cốt lõi, nó tác động bền vững và lâu dài trong Marketing Mix. Vì thế mà các chiến lược sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng với các hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty. Những vai trò đặc biệt của chiến lược sản phẩm mang đến.
Với các doanh nghiệp:
Chính sách sản phẩm sẽ quyết định đến quy mô, phương hướng sản xuất và tốc độ phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nó cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và doanh thu, và các yếu tố cấu thành nên lợi nhuận của doanh nghiệp. Một sản phẩm có chất lượng tốt, độc đáo sẽ giúp thu hút khách hàng tốt hơn. Số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên sẽ giúp chi phí sản xuất có xu hướng giảm và thúc đẩy doanh thu mạnh mẽ.
Với khách hàng:
Đối với khách hàng, sản phẩm chất lượng tốt là một giải pháp giải quyết vấn đề họ đang gặp phải. Khách hàng sẽ không dùng một sản phẩm dở nhiều lần dù nó có được bán với mức giá rẻ đến đâu đi nữa.
Với đối thủ cạnh tranh:
Giá bán và các chương trình khuyến mãi rất dễ dàng bị đối thủ sao chép. Nếu doanh nghiệp đưa ra bạn ưu đãi trong hôm nay thì rất có thể ngay ngày mai đối thủ cũng tung ra những khuyến mãi. Chỉ có sản phẩm là độc nhất và có thời gian “bắt chước” lâu nhất. Vì thế, khi có chiến lược sản phẩm tốt thì đối thủ chỉ mãi chạy sau bạn, khi họ ra sản phẩm tương tự thì bạn đã tung ra được những sản phẩm với nhiều lợi ích vượt trội hơn rồi.
3. 4 Câu hỏi cơ bản trong xây dựng chiến lược sản phẩm
Bạn hiểu rõ về chiến lược sản phẩm là gì nhưng đã biết các yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược hay chưa? Để phát triển một chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất thì có 4 câu hỏi quan trọng mà bạn cần ghi nhớ như sau:
3.1 Mục tiêu chiến thắng cuối cùng là gì?
Đây chính là tầm nhìn cho doanh nghiệp của bạn. Tầm nhìn này nên dựa trên sự phản hồi của khách hàng chứ không phải của đơn vị bạn. Có một sai lầm đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp đó là đặt tầm nhìn xung quanh mục tiêu về lợi nhuận, điều này sẽ gây ra những tác dụng phụ tiêu cực,
3.2 Sân chơi của bạn ở đâu?
Câu hỏi này giúp bạn xác định thị trường và khu vực địa lý sẽ hướng đến để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Tự mình làm rõ các vấn để sau:
+ Bạn có sẵn sàng bỏ ra mức chi phí lớn để mở rộng thị trường lớn để thúc đẩy doanh thu cao nhất có thể?
+ Hay bạn chỉ muốn tập trung vào thị trường ngách mang đến sự tương tác cao với chi phí thấp nhưng doanh thu thấp hơn?
3.3 Cách để bạn giành chiến thắng là gì?
Ở câu hỏi này sẽ tập trung vào lợi thế cạnh tranh của bạn so với những đối thủ khác trên thị trường.
Bạn giành chiến thắng bằng giá rẻ nhất?
Hay sản phẩm mà bạn cung cấp khác biệt nhất?
3.4 Những yếu tố hỗ trợ đi kèm?
Một tập hợp các khả năng cần thiết để hoạt động như một công ty. Tập trung cao độ vào những mối quan hệ với khách hàng sẽ tăng khả năng bán sản phẩm chất lượng cao.
4 Tư vấn về 7 bước phát triển chiến lược sản phẩm mới
+ Marketing Mix
Như đã nhắc đến sản phẩm là yếu tố hàng đầu của Marketing Mix. Dù là một dịch vụ hay một loại hàng hóa thì cách tiếp thị cũng đều phụ thuộc vào sản phẩm cho các yếu tố khác như khuyến mãi, địa điểm và giá cả. Bạn cũng cần đánh giá các yếu tố khác nhau của sản phẩm như mẫu mã hay bao bì…
+ Các cấp độ của một sản phẩm
Một sản phẩm được sản xuất ra cũng có nhiều cấp độ khác nhau bao gồm: Sản phẩm cốt lõi - Sản phẩm thực tế - Sản phẩm tăng cường.
Một nhà tiếp thị phải xác định được những cấp độ này của một sản phẩm khi xây dựng chiến lược sản phẩm. Ví dụ: Trong 1 nhà hàng thì sản phẩm cốt lõi là cung cấp dịch vụ ăn uống, sản phẩm thực tế là các món ăn và sản phẩm tăng cường là không gian, âm nhạc…
+ Loại sản phẩm
Trong quá trình xây dựng chiến lược sản phẩm, các doanh nghiệp cần cân nhắc và xác định xem loại hình bạn đang hướng đến là gì?
Dịch vụ
Sản phẩm bền/ không bền.
Hàng hóa mua sắm/ hàng đặc biệt/ hàng tiện lợi.
Hàng tiêu dùng/ công nghiệp.
Quyết định loại sản phẩm sẽ giúp bạn xác định cách tiếp cận thị trường mục tiêu được hiệu quả nhất.
+ Sự khác biệt
Đây là những tính năng mà các đơn vị có thể sử dụng để phân biệt một sản phẩm hay dịch vụ.
Dạng sản phẩm và tính năng của chúng.
Mức độ hiệu suất của sản phẩm
Độ tin cậy/ Độ bền
Thiết kế sản phẩm
Dễ đặt hàng/ Dễ cài đặt
Dịch vụ chăm sóc khách hàng/ Chính sách hậu mãi.
+ Các yếu tố thương hiệu
Khi quyết định chiến lược sản phẩm bạn cần quyết định cả những yếu tố thương hiệu cho sản phẩm như tên, logo, chủ đề, màu sắc, hình ảnh, âm thanh… Chúng sẽ tạo ra sự công nhận nhiều hơn cho sản phẩm và tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp trên thị trường.
+ Thiết kế sản phẩm
Ví dụ: Sự khác biệt giữa máy tính laptop và máy tính bàn nằm ở thiết kế sản phẩm. Cả hai đều có màn hình, CPU, vì vậy, thiết kế đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công và điều này cần được xem xét cẩn thận trong quá trình xây dựng chiến lược sản phẩm.
+ Hỗn hợp sản phẩm
Một sản phẩm độc nhất đôi khi không đạt được thành công nhưng biến thể của nó lại nhận được sự quan tâm của khách hàng.
Bên trên bài viết là những thông tin cơ bản về chiến lược sản phẩm là gì, những bước xây dựng chiến lược hiệu quả mà Onfluencer muốn chia sẻ, Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Còn cần tư vấn thêm thông tin nào khác về các vấn đề marketing hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.