Digital Platform là gì? 7 loại Digital Platform phổ biến dành cho cho Marketer

Linh Chi
24 Tháng 2, 2023
1,059
Trong cuộc cách mạng công nghệ số 4.0, đã có rất nhiều những sự thay đổi về hành vi người tiêu dùng. Công nghệ số đang dần được ứng dụng ngày càng nhiều, cho nên những thuật ngữ chuyên ngành như platform cũng được sử dụng rộng rãi hơn và ứng dụng Digital Platform cũng được ưa bào thực tiễn ngày càng phổ biến.
Trong cuộc cách mạng công nghệ số 4.0, đã có rất nhiều những sự thay đổi về hành vi người tiêu dùng. Công nghệ số đang dần được ứng dụng ngày càng nhiều, cho nên những thuật ngữ chuyên ngành như platform cũng được sử dụng rộng rãi hơn và ứng dụng Digital Platform cũng được ưa bào thực tiễn ngày càng phổ biến.
Để hiểu rõ về Digital Platform là gì cũng như các kênh phổ biến nhất của loại hình này thì bạn đọc đừng bỏ lỡ những thông tin mà Onfluencer nhắc đến dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về khái niệm Digital Platform

Có thể hiểu đơn giản đây là nền tảng kỹ thuật số với đặc biệt là hoạt động liên tục và dường như không dừng nghỉ. Digital Platform cho phép các nhãn hàng có thể chạy một hoặc nhiều chương trình cụ thể. Tuy nhiên nó không giống với các Face hay banner, quảng cáo ngắn.
Mục tiêu Digital Platform hướng đến chính là tăng cường tương tác với người dùng ở các cấp độ một cách hợp lý nhất. Đối với một số thương hiệu sẽ là việc tăng cường tạo ra những trải nghiệm thú vị dành cho khách hàng kết hợp cùng những giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp. Với một số nhãn hàng khác lại là hoạt động tương tác với người dùng, việc kết nối được tiến hành một cách hiệu quả.

2. Các loại hình Digital Platform phổ biến hiện nay

Hiện nay đang có khá nhiều loại hình Digital Platform khác nhau về cả cách thức hoạt động lẫn tính năng. Vì thế tùy thuộc vào từng mô hình và mục đích kinh doanh, các nhãn hàng có thể sử dụng các hình thức Digital Platform thích hợp. Dưới đây là một vài ví dụ về kiểu phổ biến nhất là:
Nền tảng truyền thông trên các trang mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram, Linkedin, Twitter…
Nền tảng cung cấp các kiến thức: Quora, StackOverflow…
Nền tảng về đa phương tiện: Youtube, Vimeo, Spotify, TikTok…
Nền tảng cung cấp các loại hình dịch vụ: Baemin, Grab, Uber…
Có thể nói Digital Platform chính là phương pháp tiếp cận khách hàng mới và rất hiệu quả nên được nhiều Marketer sử dụng. Những nền tảng này đem lại các giá trị cho người dùng ở phạm vi cộng đồng. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ xây dựng nền tảng sẽ được hưởng lợi ích từ đó qua những mô hình kinh doanh khác nhau.

3. Những tính năng chính của Digital Platform

Một số những tính năng chính mà Digital Platform đem đến đó là:
Dễ sử dụng, đa nhiệm, có sức hút nhanh chóng với những người dùng
Tính bảo mật tương đối cao với điều khoản minh bạch, đảm bảo quyền riêng tư, quyền sở hữu trí tuệ và các dữ liệu của người dùng.
Có khả năng kết nối với bên thứ 3 nhờ dùng API để mở rộng hệ sinh thái của các nền tảng.
Hỗ trợ người dùng tương tác và trao đổi dễ dàng với nhau.
Đem đến cho cộng đồng những giá trị tích cực.
Mở rộng quy mô kinh doanh mà không làm giảm năng suất.

4. Các loại Digital Platform mà Marketer nổi bật nhất

Hoạt động Digital Marketing không chỉ đơn thuần là hoạt động chạy quảng cáo trên Facebook hay Google hoặc những công cụ seeding, SEO… Dưới đây là 7 kênh Digital Platform hiệu quả đang được sử dụng nhất đó là:

+ Email Marketing

Đây là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch quảng cáo, marketing của doanh nghiệp, đồng thời cũng là một loại hình Digital Platform. Nó được sử dụng khi doanh nghiệp đã có một lượng data khách hàng nhất định với mục tiêu tiếp cận khách hàng với hiệu quả cao, chi phí rẻ.
Email Marketing thường được tích hợp thêm phần mềm gửi mail, các công nghệ quản lý, phân loại, quản trị việc gửi/ nhận email… Điều này giúp gia tăng hiệu quả sử dụng cao hơn.

+ Website

Đây được coi là nền tảng trọng tâm và thiết yếu của hoạt động Digital Marketing, cũng được xem là cốt lõi của Owned Platform. Website là nơi tiếp nhận các thông tin và tạo ra tương tác cho người dùng. Bên cạnh đó là website còn đem đến khả năng chuyển đổi cao cho doanh nghiệp. Ví dụ khi người dùng click vào một đường link hay banner nào đó, họ sẽ được điều hướng đến website của thương hiệu.

+ Social Media

Kênh Digital Platform tiếp theo mà bạn cần quan tâm chính là social media. Nó được xem là một kênh online mà các doanh nghiệp đều cần có. Nền tảng này hỗ trợ kết nối người dùng thông qua các nền tảng mạng xã hội, giúp họ có được trải nghiệm chân thật, khách quan và tốt nhất, cũng giúp chia sẻ nó với nhiều người dùng khác. Những chia sẻ này sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Đây là nền tảng cần thiết bởi nhiều tiềm năng sử dụng qua những trang mạng xã hội, qua thông tin người dùng chia sẻ, doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Các Social Media Platform phổ biến hiện nay là: Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok, Zalo, Linkedin… Để chọn được nền tảng phù hợp thì các nhà tiếp thị cần biết tệp khách hàng của mình có ở đó hay không, họ tương tác với thương hiệu không và nền tảng có phù hợp với hình ảnh thương hiệu không.

+ Search

Các công cụ tìm kiếm cơ bản như Google, Bing... chính là nền tảng để thương hiệu có thể gia tăng về sự hiện diện. Thương hiệu cần làm mọi cách để có thể xuất hiện một cách hợp lý nhất trong kết quả tìm kiếm của khách hàng. Bên cạnh đó còn có sức cạnh tranh với các đối thủ để xuất hiện hiện trước khách hàng.

+ Digital Media

Những loại quảng cáo được nêu ở đầu bài, các banner trên web, những video xuất hiện khi xem phim chính là hình thức của digital media. Đây là điểm quan trọng của Paid Platform, với mục đích chính là tăng độ nhận diện thương hiệu đến người dùng tại các nền tảng Digital. Tuy nhiên để Digital media làm việc hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải biết kết hợp các platform với nhau.

+ Game

Hoạt động Digital trong Game hiện nay được chia làm 2 loại chính là Gamification và In Game Ads. Trong đó, Gamification là cách mà những thương hiệu gia tăng trải nghiệm người dùng qua hình thức game hóa. Cụ thể là là biến các trải nghiệm đó thành trò chơi. Từ đó giúp khách hàng hào hứng hơn với các trải nghiệm và tăng khả năng chuyển đổi. Còn In Game Ads chính là kiểu chèn các quảng cáo trong những trò chơi.

+ Mobile

Mobile là một Digital Platform đầy triển vọng phát triển mạnh mẽ ở trong tương lai. Các hoạt động Mobile Marketing có thể sử dụng như SMS g, GPS, QR Code, tăng cường những trải nghiệm thực tế ảo… Tận dụng hiệu quả nền tảng này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động marketing thành công hơn. Đặc biệt là khi phần lớn dân số hiện nay đều sử dụng điện thoại, số lượng điện thoại thông minh được dùng cũng ngày càng nhiều.
Trong thời đại số hóa, ứng dụng digital platform vào đời sống thực tiễn ngày càng phổ biến hơn. Với những thông tin được nhắc đến ở trên của Onfluencer thì bạn đã hiểu rõ hơn về Digital Platform là cũng như các kênh quảng cáo hiệu quả nhất. Còn cần được tư vấn thêm thông tin nào khác hãy theo dõi thêm trên nền tảng Onfluener nhé.
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded.