Tiêu chí đánh giá và phân loại Influencer mà bạn nên nắm được

Linh Chi
24 Tháng 2, 2023
940
Cùng với sự phát triển chóng mặt của Internet, mạng xã hội, các hình thức marketing cho doanh nghiệp cũng được mở rộng nhiều hơn. Một trong những hình thức hiệu quả hiện nay phải kể đến chính là Influencer Marketing. Hình thức này đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ bởi những lợi ích vượt trội mà nó có thể đem đến.
Vậy làm thế nào để phân tích và đánh giá Influencer trong các chiến dịch tiếp thị? Đây chính là câu hỏi được nhiều bạn đọc gửi đến Onfluencer, vậy nên ở nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc này. Mời bạn cùng tham khảo nhé.

Khái niệm Influencer là gì?

Influencer là những cá nhân có tầm ảnh hưởng nhất định đến quyết định đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng bởi nhiều yếu tố mà cá nhân này sở hữu hoặc được cộng đồng nhìn nhận như: quyền lực, kiến thức, địa vị, mối quan hệ…
Trong thời buổi truyền thông mạng xã hội phát triển mạnh mẽ thì đây là những người có lượng followers và fan hâm mộ cực lớn. Họ có thể tạo tài khoản trên một hoặc nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau như: Facebook, Instagram… để lan tỏa những thông điệp quảng cáo của thương hiệu đến với khách hàng. Những người này thường có sức ảnh hưởng trong một lĩnh vực hay ngành nghề nhất định và có khả năng thuyết phục được người dùng ở mức độ nào đó. Influencer có sức ảnh hưởng càng cao thì sẽ càng được càng nhiều thương hiệu chọn mặt gửi vàng hơn.

Phân loại Influencer chính tại Việt Nam hiện nay

Dựa vào tầm ảnh hưởng của những Influencer đối với cộng đồng mà chúng ta có 3 nhóm chính như sau:
+ VIPs/Celebrities – Người nổi tiếng: Đây là những người có danh tiếng, thu hút sự chú ý đặc biệt của giới truyền thông và của công chúng, họ thường là diễn viên, ca sĩ, người mẫu, MC, vận động viên… Đây là nhóm người ảnh hưởng có độ nhận biết rộng rãi nhất.
+ Professional Influencer – Những chuyên gia, người có chuyên môn cao và có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực: Những người này thường có độ Reach tương đối cao và mức độ Resonance và Relevance với ngành hàng cao nhất.
+ Citizen Influencers – Những cá nhân có chia sẻ về ngành hàng hoặc có kinh nghiệm đánh giá về sản phẩm. Những đối tượng này có độ reach thấp nhất nhưng có độ Relevance và Resonance tương đối cao.

Đánh giá các Influencer dựa trên những tiêu chí nào?

Để dễ dàng đánh giá một Influencer trên mạng xã hội, các nhãn hàng, thường hiệu có thể căn cứ trên một số những tiêu chí cơ bản như sau:
Độ bao phủ - Reach: Chỉ số này được đo bằng lượng người theo dõi của những Influencer trên các nền tảng mạng xã hội. Thông thường nhãn hàng sẽ lựa chọn người ảnh hưởng có số lượng fan lớn, có thể tiếp cận được nhiều người nhưng điều này cũng chưa hẳn đã quyết định thành công của chiến dịch.
Sự liên quan - Relevance: Mô tả mức độ liên kết và tương đồng giữa hình ảnh thương hiệu với định vị của Influencer.
Khả năng thay đổi ý kiến khách hàng - Resonance: Mức độ tương tác của người theo dõi đối với những loại nội dung mà Influencers sáng tạo ra. Chỉ số này xác định mức độ tương tác của người xem với thông điệp được quảng cáo và khiến họ chia sẻ tích cực thông điệp đó trên trang tài khoản của mình.
Chỉ số cảm xúc - Sentiment: Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng mà các Marketer cần lưu ý đến. Cụ thể việc người này đem đến cảm giác tích cực hay tiêu cực cho  target audience đến brand love của các khách hàng.

Tư vấn cách để chọn Influencer phù hợp với thương hiệu

Số lượng các Influencer ngày càng tăng mạnh mẽ vì thế chọn được Influencer thích hợp với nhãn hàng là điều không dễ dàng. Sau đây các yếu tố cơ bản để giúp thương hiệu có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một gương mặt đại diện cho mình.

Awareness (Độ nhận diện nhãn hàng)

Nhóm 1 Celebrities (người nổi tiếng) được xem là sự lựa chọn thích hợp giúp thương hiệu dễ dàng tiếp cận dễ dàng với công chúng, đặc biệt là những nhãn hàng hoặc sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường. Độ phủ sóng của người này sẽ giúp cho sản phẩm nhanh chóng lan tỏa truyền thông tin qua những hoạt động như like, share, comment…

Interest (Độ quan tâm)

Người tiêu dùng sẽ quan tâm về sản phẩm khi họ có những nhu cần đáp ứng. Thế nhưng thì họ sẽ chỉ chia sẻ điều này với người họ tin tưởng mà thôi. Những người thuộc nhóm Professional sẽ có đủ khả năng, kinh nghiệm và trình độ để tư vấn và giải đáp những băn khoăn liên quan đến vấn đề mà khách hàng quan tâm. Còn nhóm citizen có khả năng thu hút các đối tượng tương tự họ nên việc chia sẻ cũng dễ dàng hơn.

Purchase Intention (Ý định mua hàng)

Khách hàng có ý định mua hàng khi họ đã đánh giá sản phẩm/ dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu và nhận thấy được những điều sự khác biệt của bạn so với các thương hiệu khác.
Ngày nay, Influencer và chiến dịch Influencer Marketing đang trở thành một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực Marketing, giúp xây dựng lòng tin và đưa sản phẩm đến gần hơn với các khách hàng. Để có thêm nhiều hơn những thông tin khác về hình thức tiếp thị này hãy theo dõi thêm các nội dung được đăng tải trên Onfluencer nhé.
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded.